Quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở

Theo Điều 10 và Điều 11 của Luật nhà ở năm 2014 quy định chi tiết về quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu và người sử dụng nhà ở.

>>> Mua nhà ở xã hội, phải ở bao lâu mới được bán lại?
>>> Thuê nhà, lợi ích hơn bạn tưởng
>>> Vì sao cửa nhà vệ sinh cần có khoảng trống?
>>> Sở hữu chung, sở hữu riêng trong tòa nhà chung cư được quy định ra sao?

Quyền của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở

Tại điều 10 của luật này quy định chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở có những quyền sau:

1. Đối với chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì có các quyền sau đây:

a) Có quyền bất khả xâm phạm về nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình;

b) Sử dụng nhà ở vào mục đích để ở và các mục đích khác mà luật không cấm;

c) Được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình theo quy định của Luật này và pháp luật về đất đai;

d) Bán, chuyển nhượng hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; trường hợp tặng cho, để thừa kế nhà ở cho các đối tượng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì các đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó;

đ) Sử dụng chung các công trình tiện ích công cộng trong khu nhà ở đó theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.

Trường hợp là chủ sở hữu nhà chung cư thì có quyền sở hữu, sử dụng chung đối với phần sở hữu chung của nhà chung cư và các công trình hạ tầng sử dụng chung của khu nhà chung cư đó, trừ các công trình được xây dựng để kinh doanh hoặc phải bàn giao cho Nhà nước theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua nhà ở;

e) Bảo trì, cải tạo, phá dỡ, xây dựng lại nhà ở theo quy định của Luật này và pháp luật về xây dựng;

g) Được bồi thường theo quy định của luật khi Nhà nước phá dỡ, trưng mua, trưng dụng nhà ở hoặc được Nhà nước thanh toán theo giá thị trường khi Nhà nước mua trước nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai;

h) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với các hành vi vi phạm quyền sở hữu hợp pháp của mình và các hành vi khác vi phạm pháp luật về nhà ở.

2. Trường hợp thuộc diện sở hữu nhà ở có thời hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật này thì trong thời hạn sở hữu nhà ở, chủ sở hữu được thực hiện các quyền quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác; khi hết thời hạn sở hữu nhà ở theo thỏa thuận thì chủ sở hữu đang quản lý, sử dụng nhà ở phải bàn giao lại nhà ở này cho chủ sở hữu nhà ở lần đầu.

3. Đối với chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài thì có các quyền theo quy định tại Điều 161 của Luật này.

4. Người sử dụng nhà ở không phải là chủ sở hữu nhà ở được thực hiện các quyền trong việc quản lý, sử dụng nhà ở theo thỏa thuận với chủ sở hữu nhà ở.


Ảnh minh họa

Nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở

Tại điều 11 của luật này quy định chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở có những nghĩa vụ sau:

1. Đối với chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì có các nghĩa vụ sau đây:

a) Sử dụng nhà ở đúng mục đích quy định; lập và lưu trữ hồ sơ về nhà ở thuộc sở hữu của mình;

b) Thực hiện việc phòng cháy, chữa cháy, bảo đảm vệ sinh, môi trường, trật tự an toàn xã hội theo quy định của pháp luật;

c) Thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật khi bán, chuyển nhượng hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; đối với giao dịch nhà ở là tài sản chung của vợ chồng thì còn phải thực hiện theo các quy định của Luật hôn nhân và gia đình;

d) Thực hiện đúng quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác khi bảo trì, cải tạo, phá dỡ, xây dựng lại nhà ở; trường hợp thuộc diện sở hữu nhà ở có thời hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật này thì việc cải tạo, phá dỡ nhà ở được thực hiện theo thỏa thuận giữa các bên;

đ) Đóng bảo hiểm cháy, nổ đối với nhà ở thuộc diện bắt buộc phải tham gia bảo hiểm cháy, nổ theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và pháp luật về kinh doanh bảo hiểm;

e) Chấp hành quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật về việc xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về nhà ở, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, phá dỡ nhà ở khi Nhà nước thu hồi đất, giải tỏa nhà ở, trưng mua, trưng dụng, mua trước nhà ở;

g) Có trách nhiệm để các bên có liên quan và người có thẩm quyền thực hiện việc kiểm tra, theo dõi, bảo trì hệ thống trang thiết bị, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, phần diện tích thuộc sở hữu chung, sử dụng chung;

h) Thực hiện nghĩa vụ tài chính cho Nhà nước khi được công nhận quyền sở hữu nhà ở, khi thực hiện các giao dịch và trong quá trình sử dụng nhà ở theo quy định của pháp luật.

2. Đối với chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài thì ngoài các nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này còn phải thực hiện nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 162 của Luật này.

3. Người sử dụng nhà ở không phải là chủ sở hữu phải thực hiện các nghĩa vụ trong việc quản lý, sử dụng nhà ở theo thỏa thuận với chủ sở hữu nhà ở và theo quy định của Luật này.

Theo Luật Nhà ở năm 2014

>>> Mua nhà ở xã hội, phải ở bao lâu mới được bán lại?
>>> Thuê nhà, lợi ích hơn bạn tưởng
>>> Vì sao cửa nhà vệ sinh cần có khoảng trống?
>>> Sở hữu chung, sở hữu riêng trong tòa nhà chung cư được quy định ra sao?

Từ khóa liên quan

Bài viết cùng chủ đề

Hướng dẫn Việt Kiều chuẩn bị giấy tờ khi mua nhà tại Việt Nam
Hướng dẫn Việt Kiều chuẩn bị giấy tờ khi mua nhà tại Việt Nam

Dưới đây là những thủ tục, giấy tờ Việt kiều cần chuẩn bị khi tiến hành các giao dịch mua bán nhà đất tại Việt Nam.

Hướng Dẫn
17/08/2017
Những vấn đề PHÁP LÝ mà người CHO THUÊ NHÀ phải biết
Những vấn đề PHÁP LÝ mà người CHO THUÊ NHÀ phải biết

Cho thuê nhà đang là loại hình rất được ưa chuộng. Và vì là một hoạt động kinh doanh nên nó sẽ có nhiều vấn đề pháp lý đi kèm theo mà bạn cần phải lưu ý.

Quy định về việc chuyển nhượng nhà ở xã hội
Quy định về việc chuyển nhượng nhà ở xã hội

Quy định về việc chuyển nhượng nhà ở xã hội hiện nay như thế nào? Cùng Rever tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Những lưu ý để tránh rủi ro khi mua đất thuộc diện quy hoạch
Những lưu ý để tránh rủi ro khi mua đất thuộc diện quy hoạch

Mua phải những mảnh đất nằm trong quy hoạch do không tìm hiểu kĩ có nhiều rủi ro. Nhưng không phải mua khu đất nào thuộc quy hoạch thì người mua đều bất lợi.

Góc nhìn: Có nên “nới room” cho người nước ngoài mua nhà không?
Góc nhìn: Có nên “nới room” cho người nước ngoài mua nhà không?

Việc nới room cho người nước ngoài mua nhà, luôn là điều gây nhiều tranh cãi trong nhiều năm qua.

Thủ tục xin gia hạn thời hạn sở hữu nhà tại Việt Nam đối với người nước ngoài
Thủ tục xin gia hạn thời hạn sở hữu nhà tại Việt Nam đối với người nước ngoài

Thủ tục xin gia hạn thời hạn sở hữu nhà tại Việt Nam đối với người nước ngoài được quy định tại khoản 1 Điều 77 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật nhà ở.

Kỹ năng làm việc cùng người Môi giới Bất Động Sản khi mua nhà
Kỹ năng làm việc cùng người Môi giới Bất Động Sản khi mua nhà

Tại sao phải làm việc với Môi giới Bất Động Sản khi mua nhà? Người môi giới mang lại những giá trị như thế nào trong quá trình giao dịch Bất Động Sản, quy trình hoạt động của họ. Hãy thông qua Rever tìm hiểu thật kỹ nhé!

Đầu tư
05/11/2018
Chủ nhà đem thế chấp nhà ở đang cho thuê, người thuê có được đảm bảo quyền lợi?
Chủ nhà đem thế chấp nhà ở đang cho thuê, người thuê có được đảm bảo quyền lợi?

Tư vấn trường hợp thế chấp nhà ở đang cho thuê, góc nhìn đảm bảo quyền lợi cho khách thuê (Tư vấn từ Luật sư Lê Trung Phát - Đoàn Luật sư TP.HCM).

Hướng Dẫn
21/12/2018
Những rủi ro và cách phòng tránh khi nhờ người khác đứng tên mua nhà
Những rủi ro và cách phòng tránh khi nhờ người khác đứng tên mua nhà

Trong bài viết này, Rever sẽ đưa ra những rủi ro cũng như cách phòng tránh khi nhờ người khác đứng tên mua nhà mà bạn nên biết.

Người mua chung cư phải biết: Quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu nhà chung cư
Người mua chung cư phải biết: Quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu nhà chung cư

Chủ sở hữu căn hộ chung cư có quyền và trách nhiệm ra sao? Cùng Rever tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Hướng Dẫn
22/04/2021
Những điều kiện cần để mua nhà ở xã hội
Những điều kiện cần để mua nhà ở xã hội

Mua nhà sau bao lâu được bán? Bán cho đối tượng nào? Phải nộp thuế ra sao?...Và còn nhiều câu hỏi cần đặt ra về luật nhà ở khi sở hữu Bất động sản bạn cần được trả lời. Trước đó, chúng ta nên hiểu được: Tại sao phải quan tâm đến luật nhà ở khi mua nhà?

Quy định về việc cấp sổ hồng cho căn hộ chung cư
Quy định về việc cấp sổ hồng cho căn hộ chung cư

Việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (sổ hồng) cho căn hộ chung cư được quy định ra sao? Cùng Rever tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Luật Nhà Ở cho người nước ngoài, Việt kiều mua nhà tại Việt Nam
Luật Nhà Ở cho người nước ngoài, Việt kiều mua nhà tại Việt Nam

Luật Nhà Ở (sửa đổi 2014) chính thức có hiệu hiệu lực từ ngày 01/07/2015. Các nghi định, qui định chi tiết và hướng dẫn cụ thể về Luật Nhà Ở sửa đổi này cũng đã hiệu lực từ ngày 10/12/2015.

Hướng Dẫn
11/08/2016
Cá nhân muốn cho thuê nhà cần phải lưu ý những gì?
Cá nhân muốn cho thuê nhà cần phải lưu ý những gì?

Cho thuê nhà là hình thức kiếm tiền tiêu biểu của những chủ sở hữu Bất Động Sản trong vài năm gần đây đang thực hiện rất hiệu quả. Chủ sở hữu cần phải biết những gì? Thủ tục bao gồm những gì? Hãy tham khảo những kinh nghiệm của Rever ngay!

Hướng Dẫn
05/11/2018
Người nước ngoài muốn mua nhà tại Việt Nam cần những điều kiện gì?
Người nước ngoài muốn mua nhà tại Việt Nam cần những điều kiện gì?

Hướng dẫn thủ tục pháp lý, điều kiện để người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam - cập nhật quy định mới nhất năm 2019 do Luật sư Lê Trung Phát (Đoàn Luật sư TP.HCM) tư vấn

Hướng Dẫn
09/05/2022
Giải quyết các tình huống đất nền đã bán nhưng bị chiếm dụng
Giải quyết các tình huống đất nền đã bán nhưng bị chiếm dụng

Mua đất nền nhưng lại không thể toàn quyền sử dụng vì bị người khác chiếm dụng; chuyện tưởng chừng như khó xảy ra nhưng vẫn đang tồn tại và dẫn đến nhiều tranh chấp không đáng có!

Hướng Dẫn
26/12/2018
Cư dân chung cư cần biết: Quyền và Trách nhiệm của đơn vị quản lý vận hành
Cư dân chung cư cần biết: Quyền và Trách nhiệm của đơn vị quản lý vận hành

Nhiều cư dân khi mua chung cư thường thắc mắc quyền hạn và trách nhiệm của đơn vị quản lý vận hành. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời.

Dự án
19/10/2020
Trường hợp nào người nước ngoài được mua nhà tại Việt Nam?
Trường hợp nào người nước ngoài được mua nhà tại Việt Nam?

Trong trường hợp nào người nước ngoài làm việc tại Việt Nam được quyền mua nhà và đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà? Cùng Rever tìm hiểu rõ về vấn đề này nhé.

Hướng Dẫn
13/12/2016
Cách thực hiện thủ tục cho người nước ngoài thuê nhà
Cách thực hiện thủ tục cho người nước ngoài thuê nhà

Hiện nay, số lượng người nước ngoài tại Việt Nam ngày càng nhiều, do đó nhu cầu về nhà ở cũng tăng theo. Vậy thủ tục cho người nước ngoài thuê nhà tiến hành ra sao?

Trong những trường hợp nào, bạn không được phép bán nhà?
Trong những trường hợp nào, bạn không được phép bán nhà?

Luật nhà ở năm 2014 quy định nhà ở tham gia giao dịch phải không thuộc diện đang có tranh chấp, không bị kê biên để thi hành án hoặc không thuộc diện có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.