100% xác thực
Quận Tân Bình là một trong những quận nội thành có diện tích lớn của TP. Hồ Chí Minh. Nhắc tới Quận Tân Bình là chúng ta sẽ nhớ đến Cụm cảng hàng không sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất ( diện tích 7,44 km2 ) và quốc lộ 22 về hướng Tây Ninh, Campuchia.
Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên của Quận Tân Bình
Quận Tân Bình nằm về phía Tây Bắc của TP. Hồ Chí Minh, Quận Tân Bình kết nối các Gò Vấp, Quận 12 với Quận 10, Quận Tân Phú, Quận Bình Tân, Huyện Hóc Môn.Quận Tân Bình có diện tích 22.38 km2. Quận Tân Bình có địa lý bằng phẳng, cao trung bình là 4-5 m, cao nhất là khu sân bay khoảng 8-9 m, trên địa bàn còn có kênh rạch và còn đất nông nghiệp.
Lịch sử hình thành, phát triển của Quận 2
Quận Tân Bình là nổi tiếng với 2 lần thay đổi địa phận vào năm 1976 và năm 2003.
Sau ngày giải phóng miền Nam Thống nhất đất nước, ngày 20/05/1976 theo Quyết định số 301/UB của UBND Cách mạng TP. Sài Gòn – Gia Định (SG-GĐ) về việc tổ chức sắp xếp lần hai, tổ chức hành chính thành phố, đã quyết định tái lập quận Tân Bình trên cơ sở sáp nhập quận Tân Sơn Hòa và Tân Sơn Nhì cũ.
Đến tháng 05/11/2003 quận Tân Bình tiếp tục có sự điều chỉnh ranh giới hành chính để thành lập quận Tân Phú trên cơ sở tách một số phường. Đây là lần điều chỉnh cuối cùng giữ ồn định cho đến hôm nay, khi mà quận Tân Bình còn lại 15 phường với diện tích đất tự nhiên khoảng 2.238,22 ha.
Đơn vị hành chính và dịch vụ công ở Quận Tân Bình
Quận Tân Bình có 15 phường gồm Phường 1, Phường 2, Phường 3, Phường 4, Phường 5, Phường 6, Phường 7, Phường 8, Phường 9, Phường 10, Phường 11, Phường 12, Phường 13, Phường 14, Phường 15.
Trụ sở UBND quận Tân Bình đặt tại số 387A đường Trường Chinh, phường 14. Giờ làm việc của các cơ quan, đơn vị hành chính, dịch vụ công ở quận Tân Bình từ Thứ Hai đến Thứ Sáu hàng tuần:
Sáng: từ 8 giờ đến 12 giờ.
Chiều: từ 13 giờ 30 đến 17 giờ 30.
Các cơ quan, đơn vị khác nhau có thể chênh lệch nhau từ 30 phút hoặc 01 giờ. Ngày nghỉ: Thứ Bảy, Chủ Nhật và ngày Lễ Tết.
Cộng đồng dân cư, đời sống xã hội ở Quận Tân Bình
Theo thống kê năm 2019, quận Tân Bình có tổng dân số là 474.792 người (gồm 230.014 nam và gồm 244.778 nữ), chiếm gần 5.28% số dân TP. Hồ Chí Minh, tăng 12.58% so với năm 2009. Mật độ dân cư quận Tân Bình năm 2019 là 21.215 người/km2.
Cư dân quận Tân Bình có nhịp sống hiện đại, văn minh, thường xuyên tổ chức các hoạt động thể dục thể thao văn hóa, lễ hội. Quận Tân Bình có trên nhiều cơ sở tôn giáo gồm chùa, tịnh thất/ tịnh xá, nhà thờ Thiên chúa giáo, Hội thánh tin lành, nhà nguyện.
Giáo dục - đào tạo và việc làm ở Quận Tân Bình
Quận Tân Bình có hơn 126 trường mầm non, mẫu giáo, nhà trẻ và có hơn 47 trường tiểu học, THCS, THPT. Quận Tân Bình có các trường đại học gồm ĐH Tài nguyên và Môi trường TP. HCM, ĐH Tài chính Marketing, ĐH Hoa Sen, ĐH Quốc tế Hồng Bàng, ĐH Văn Hiến,...; trường Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng; trường Trung cấp Tài chính Kế toán Tin học Sài Gòn, trường Trung cấp Du lịch và Khách sạn Saigontourist. Các cơ sở giáo dục - đào tạo này có các ngành như công nghệ thông tin, quản trị kinh doanh, kế toán - tài chính, … Ngoài ra quận Tân Bình cũng có rất nhiều trung tâm ngoại ngữ, trung tâm gia sư - luyện thi, năng khiếu, dạy nghề.
Hằng năm, các cơ sở giáo dục - đào tạo ở quận Tân Bình cung ứng hàng nghìn lao động trẻ có trình độ chuyên môn cao cho thị trường lao động địa phương và các vùng lân cận. Nhiều người đã chọn quận Tân Bình để học tập, làm việc và an cư lâu dài.
Y tế, khám chữa bệnh tại Quận Tân Bình
Quận Tân Bình có 4 bệnh viện gồm Bệnh viện Quận Tân Bình, Bệnh viện Phụ sản Mekong, Bệnh viện Phụ sản Tân Bình, Bệnh viện Tân Sơn Nhất, Bệnh viện Thống Nhất,..; Trung tâm y tế Quận Tân Bình và nhiều phòng khám đa khoa đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân địa phương và người nước ngoài. Dọc theo các tuyến đường lớn nhỏ ở quận Tân Bình đều có những nhà thuốc, quầy thuốc chuyên bán các thuốc nội - ngoại nhập.
Kinh tế, thương mại - dịch vụ ở Quận Tân Bình
Quận Tân Bình rất thuận lợi về địa lý kinh tế, về giao thông đường bộ đường hàng không, về du lịch và các hoạt động thương mại dịch vụ.
Giai đoạn 1985 – 1990 nhà nước bắt đầu đổi mới, thì Tân Bình xác định cơ cấu kinh tế là công nghiệp, TTCN, thương nghiệp và nông nghiệp.
Giai đoạn 1991 cho đến năm 2003 chưa tách quận, cơ cấu kinh tế là công nghiệp, TTCN – Thuơng mại, dịch vụ. Giai đoạn này là giai đoạn phát triển mạnh nhất, nhanh nhất kể cả về kinh tế, xây dựng phát triển đô thị hóa và biến động tăng dần số cơ học. Là Quận có giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất Thành phố, chiếm tỷ trọng từ 15% đến 19% và có mức tăng bình quân hàng năm trên 15%. Doanh thu thương mại dịch vụ mức tăng là 18 % năm.
Năm 2004 sau khi tách Quận, hiện trạng phần lớn cơ sở hoạt động kinh doanh thương mại dịch vụ nằm trên địa bàn Tân Bình, nên cơ cấu kinh tế Quận Tân Bình đã xác định chuyển đổi là: Thương mại, dịch vụ - Sản xuất công nghiệp, TTCN. Với trên 3.700 doanh nghiệp ngoài quốc doanh và trên 23.700 cơ sở hộ cá thể hoạt động sản xuất kinh doanh. Cơ cấu ngành nghề: Thuơng mại chiếm 40%, dịch vụ 32%, công nghiệp 18% và hoạt động khác 10%.
Hạ tầng giao thông, thoát nước ở Quận Tân Bình
Là quận trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, cho nên Tân Bình là khu vực có lợi thế về vị trí, có thể di chuyển đến các quận trung tâm khác rất thuận tiện, nhanh chóng.
Quận Tân Bình còn có hệ thống giao thông, cầu đường khá hoàn chỉnh, khi có những con đường với chiều rộng và chiều dại khá lý tưởng. Ngoài ra, nhiều chính sách dự án cơ sở hạ tầng đang và đã được chính phủ duyệt để nâng cấp, phát triển hơn nữa.
Dự án chung cư, căn hộ ở Quận Tân Bình
Trong khu vực quận Tân Bình có nhiều dự án, tòa nhà căn hộ chung cư thuộc các phân khúc khác nhau được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín như …
Hằng năm có hàng ngàn căn hộ được bán ở Tân Bình với giá dưới 2 tỷ, từ 2 - 3 tỷ, từ 3 - 5 tỷ, từ 5 - 7 tỷ, từ 7 - 10 tỷ, từ 10 - 15 tỷ, từ 15 - 20 tỷ và trên 20 tỷ. Khách hàng có nhiều lựa chọn từ loại hình 1 PN, 2PN, 3+ PN đến Penthouse.
Thị trường căn hộ cho thuê ở Tân Bình cũng sôi động với hàng trăm lượt thuê mới mỗi tháng trong các tầm giá 5 - 10 triệu, 10 - 20 triệu thường là các căn hộ 1 PN hoặc 2 PN.